Vị thế “thiên thời, địa lợi”
Thị trường bất động sản (BĐS) ở các tỉnh thành phố lớn như HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,.. đã không còn thế độc tôn như trước đây, mà đã có sự lan rộng ra các vùng miền, tỉnh thành khác nhau trong cả nước. Trong đó thị trường miền Tây đang nổi lên như một “ngôi sao sáng” thu hút nhiều sự đầu tư của các ông lớn ngành địa ốc đổ về các tỉnh thành chủ lực như Long An, Cần Thơ, An Giang,…và đặc biệt là Sóc Trăng.
Sóc Trăng được mệnh danh là “con rồng thứ 9” của hệ thống sông Cửu Long do có nhánh cuối cùng của sông Hậu đổ ra biển Đông tại cửa Trần Đề. Là tỉnh có lợi thế địa lý khi được phù sa bồi đắp quanh năm, nằm ở cửa Nam sông Hậu đổ vào biển Đông tại hai cửa Định An và Trần Đề, điều kiện tự nhiên đã tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa “đất vàng, biển bạc”. Đặc biệt, Sóc Trăng chỉ cách “đầu tàu” Cần Thơ khoảng 60 km, cách TP.HCM trên 200 km, và cảng Trần Đề là trung tâm tiếp chuyển khối lượng lớn hàng hóa từ Campuchia. Bên cạnh đó, tỉnh có thế mạnh nổi trội kinh tế biển với các ngành như: năng lượng sạch, cảng biển, dịch vụ vận tải biển… và tiềm năng du lịch với các địa danh nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Đất Sét, hồ Nước Ngọt, cùng với các lễ hội “đặc sản” như lễ hội Óc Om Bóc, lễ hội Nghinh Ông…
Trước cơ hội dự án quy hoạch Trần Đề thành cảng biển loại IA trong tương lai; cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2 sớm được đưa vào triển khai thi công và hoạt động sẽ mang đến triển vọng cho Sóc Trăng nhiều bước tiến lớn không chỉ ở kinh tế biển, nông nghiệp, công nghiệp mà còn ở hạ tầng BĐS, từ đó tạo điều kiện giúp kinh tế Sóc Trăng vươn mình phát triển.
BĐS Sóc Trăng được ví như “rồng chuyển mình thức giấc”.
Thành phố Sóc Trăng là một thành phố “trẻ” đang gần “cán mốc” đô thị loại 2, do đó đây chính là thị trường BĐS giàu tiềm năng phát triển.
Sóc Trăng chỉ mới thực sự “vươn mình” trong vài năm trở lại đây nhờ vào chính sách hỗ trợ nhà nước, vốn đầu tư doanh nghiệp lớn, và “hạ tầng giao thông phát triển đi trước, giá BĐS nối bước theo sau” và thừa hưởng lợi thế từ hạ tầng giao thông giúp tăng liên kết vùng, kéo theo việc phát triển dịch vụ và hạ tầng mà BĐS Sóc Trăng đang ngày càng vươn mình chứng tỏ nơi đây là vùng đất mới, thị trường mới mang đầy đủ tiềm năng tương xứng để vươn cao và bay xa.
Từ năm 2015-2020, hàng loạt các tuyến giao thông được triển khai như: Tuyến tránh QL1 – TP Sóc Trăng; nâng cấp Quốc lộ 61B; đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến QL Nam Sông Hậu (kết nối các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau với Hậu Giang, TP Cần Thơ, TP. HCM và với cả nước); QL60 nối các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng; tuyến Quản Lộ – Phụng Hiệp nối Hậu Giang, Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau; cùng dự án cầu Đại Ngãi 1 và Đại Ngãi 2 nối Sóc Trăng với Trà Vinh, tăng khả năng liên kết vùng. Và đặc biệt là 2 dự án cao tốc: Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng tổng vốn đầu tư 68.980 tỷ đồng và cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đã được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 và Sóc Trăng một lần nữa hưởng lợi trực tiếp từ tuyến cao tốc huyết mạch này. Và theo như Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể: Đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ từ 40km cao tốc như hiện nay, và sẽ lên khoảng hơn 300km cao tốc.
Trong giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu tư trên địa bàn vùng biển lên đến khoảng 3.000 tỉ đồng, trong đó vốn ODA khoảng 1.000 tỉ đồng và tính từ năm 2018, Sóc Trăng chứng kiến sự hợp tác đầu tư của hơn 40 dự án với tổng mức vốn trên 120.000 tỉ đồng. Điều này không những đem đến cơ hội nâng tầng giá trị mà còn mang ý nghĩa thúc đẩy kinh tế to lớn cho Thành phố Sóc Trăng.
Do đó, chỉ những nhà đầu tư “nhanh chân” mới có thể nắm bắt sự thay đổi của thị trường, lựa chọn những sản phẩm ưng ý mà đi đầu vẫn là yếu tố “pháp lý” để xuống tiền đầu tư, tin chắc rằng sẽ thu lại lợi nhuận cao trong tương lai. Và Sóc Trăng sẽ “vươn mình” phát triển kinh tế hơn nữa từ du lịch đặc sản địa phương, đến giao thương hàng hóa thuận lợi khắp khu vực miền Tây.
Giang Nguyen
on said
Đất sóc trang còn re đây là cơ hội để đầu tư